MẮM CUA ĐỒNG
Lại một mùa hè nữa đến với bao nhiêu niềm vui, háo hức. Nếu
bạn có dự định đi nghỉ mát cùng người thân, gia đình thì Cửa Lò sẽ là một lựa
chọn tuyệt vời với vẻ đẹp còn nguyên sơ hòa quyện cùng biển xanh cát trắng nắng
vàng. Để khám phá Cửa Lò này thì bạn có thể đặt tour
Cửa Lò 3 ngày 2 đêm , tour
Cửa Lò 2 ngày 1 đêm hoặc tour
Cửa Lò 4 ngày 3 đêm của Tour Cửa Lò Giá Rẻ - Du Lịch Kỳ Việt. Nếu bạn
không thích sự gò bó của tour thì có thể tham khảo kinh nghiệm du lịch Cửa Lò
nhé. Trong bài viết này, tour Cửa Lò Giá Rẻ sẽ giới thiệu tới các bạn “ mắm cua
đồng”
Từ cua đồng, người ta có thể chế biến được rất nhiều món,
món nào cũng rất ngon và đậm đà hương đồng ruộng như: cua đồng rang muối, lẩu
cua đồng, canh cua nấu với rau khoai lang, rau cải, măng rừng, bún cua… Những
món ấy hầu như người dân vùng quê nào cũng biết ăn, biết làm. Riêng có một món
mà chỉ một số nơi như Hương Sơn, Đức Thọ, Thạch Hà…đã “sáng chế” và duy trì đến
tận bây giờ - mắm cua đồng. Mắm cua còn gọi là mắm đam có vị cay, ngọt, ăn mãi
không thấy chán. Vị ngọt của cá, vị mặn của mắm, mùi thơm của gừng và vị cay nồng
của ớt ngấm xuống tận đáy cổ. Dù bụng đã no mà vẫn còn cảm thấy thèm thèm.
Mắm cua đồng
Mắm cua được làm chủ yếu từ cua đồng và 1 số phụ gia khác
như thính ngô, riềng, hạt tiêu, hành tăm, nghệ và đặc biệt là phải có vỏ quả tắt
(một loại quýt rừng có mùi rất thơm). Chẳng biết ai đã nghĩ ra cách cho vỏ tắt
vào mắm cua nhưng quả là cách phối hợp rất mang lại hiệu quả rất cao. Quy trình
làm mắm cua cũng lắm công phu. Cua đem về ngâm trong nước lã chừng vài hôm cho
nhả hết bùn đất, sau đó cho vào cối đá giã nhuyễn, thêm vào vài gáo nước lã rồi
vớt ra lược lấy nước cua. Sau đó cho muối hạt vào, đun sôi thành mắm cua tươi.
Muốn cho thơm ngon, thêm vào vài lát gừng hay vài lát măng tre, ớt chín.
Mắm cua đồng
Mắm cua tươi múc ra tô còn bốc hơi bay mùi thơm phức, ngả mầu,
vàng ươm, nổi lên lớp gạch đặc quánh. Mắm này ăn với bún thì ngon tuyệt! Nếu
thêm vào một ít rau thơm nữa thì mùi vị càng hấp dẫn. Còn muốn có mắm cua chua
để được lâu ngày thì lúc giã cua, lược lấy nước cua xong cho thêm thật nhiều muối
hạt, khuấy đều. Xong cho vào hũ sành đậy kín rồi đặt cạnh bếp củi. Sau
khoảng 7 ngày là đã dậy lên đầy đủ hương vị của đồng quê với vị ngọt của thịt cua,
vị béo của gạch cua và mùi thơm của các loại phụ gia. Mắm cua có thể dùng
nguyên như thế hoặc một số người lại chế biến thêm lần nữa bằng cách chưng lên
với tỏi, hành phi mỡ.
Dù chế biến bằng cách nào thì mắm cua cũng rất thơm ngon và
có thể dùng với cơm nóng và rất nhiều loại rau luộc như: ngọn khoai lang, rau cải,
rau mùng tơi...Thế nên, những ai đã thưởng thức, đã trót mê hương vị của loại mắm
này thì sẽ nhớ đến tận mùa sau.
Đó cũng là những kinh nghiệm du lịch Cửa Lò mà du lịch Kỳ Việt
tổng hợp. Nếu bạn có thắc mắc gì thì có thể liên hệ với chúng tôi:
Điện thoại: (024) 32424670
Hotline: 0972578692
0 nhận xét:
Đăng nhận xét